Mùa mưa, nuôi tôm càng trở nên khó khăn do sự thay đổi bất thường của thời tiết, làm ảnh hưởng đến môi trường ao, ảnh hưởng trực tiếp đến tôm nuôi. Do đặc tính nhạy cảm với sự biến đổi môi trường, nên tôm dễ bị sốc và nhiễm bệnh khi môi trường thay đổi.
Khi trời mưa, môi trường nước sẽ thay đổi:
- Độ mặn: Độ mặn thay đổi làm ảnh hưởng đến hàm lượng khoáng chất và hệ đệm trong ao, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến việc lột xác và cứng vỏ của tôm.
- pH: Do nước mưa có axit nên sẽ làm pH trong ao giảm, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lột xác, đồng thời làm tăng khí độc trong ao, gây bất lợi cho sự phát triển của tôm.
- Nhiệt độ: Thời tiết khi mưa thường lạnh, rét, điều này sẽ làm giảm nhiệt độ trong ao nuôi và ảnh hưởng đến quá trình bắt mồi, trao đổi chất trong cơ thể tôm.
- Tảo: Nếu mưa lớn kéo dài có thể làm sụp tảo, nếu không có biện pháp xử lý sẽ rất nguy hiểm cho tôm nuôi.
- Khí độc trong ao: Mưa xuống làm khí độc trong ao tăng sau 2 – 3 ngày.
- Oxy hòa tan: Mưa lớn sẽ làm giảm lượng oxy hòa tan trong nước, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong tôm.
- Khuẩn: Những cơn mưa lớn kéo dài thường làm hệ khuẩn có hại trong ao tăng cao.
Vì vậy, khi mưa xuống nếu không có biện pháp quản lí kịp thời sẽ ảnh hường rất lớn đến tôm nuôi: tôm yếu, dễ mắc bệnh về gan, ruột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình phát triển của vụ tôm của bà con.
KHUYẾN CÁO VỀ GIẢI PHÁP XỬ LÍ NUÔI TÔM KHI TRỜI MƯA
- Mực nước trong ao nuôi: Nên duy trì từ 1,2m trở lên để hạn chế sự biến động môi trường.
- Quy trình ương tôm: Nên có mái che mưa để hạn chế sự ảnh hưởng của nước mưa, hoặc ương tôm tại ao có diện tích lớn để hạn chế sự thay đổi của môi trường.
- Tăng cường oxy và quạt khi trời mưa để hạn chế sự phân tầng nước và cung cấp đầy đủ Oxy cho tôm nuôi.
- Sử dụng Vôi khi trời mưa: Liều 40 – 60kg/1000m3 nước. Nếu mưa lớn có thể đánh trong lúc đang mưa; Đối với ao bạt: Cần ngâm lấy nước trong và xả liên tục để ổn định hệ đệm và pH. Đặc biệt, nếu mưa lớn kéo dài nên sử dụng thêm sản phẩm tăng kiềm để hỗ trợ ổn định hệ đệm.
Vôi Nóng, Khoáng Tăng Kiềm, Vôi Ngậm Nước – Bộ ba khoáng chất ổn định môi trường
- Quản lí thức ăn thật tốt: Khi trời mưa có thể giảm từ 30 – 40% lượng thức ăn trong ngày để bảo vệ tốt môi trường và gan ruột tôm.
- Sau khi mưa cần dùng ngay sản phẩm Khoáng để bổ sung khoáng chất và hỗ trợ tôm cứng vỏ nhanh sau lột. Liều dùng: 1 lít/1000m3 nước (Nếu mưa lớn có thể tăng liều lên gấp đôi).
Khoáng tạt – Cứng vỏ tức thì, vỏ sáng bóng tôm chắc thịt
- Đồng thời sử dụng Gan tạt để bảo vệ gan và tăng sức đề kháng cho gan tôm ngăn ngừa các mầm bệnh, liều dùng 1 lít/1000m3 nước.
Gan tạt – Tăng cường chức năng gan cho tôm
- Bên cạnh đó, bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho tôm (Dinh dưỡng cho ăn + Betaglucan) với liều 5g/kg.
Betaglucan – Tăng sức đề kháng cho tôm
- Sử dụng bộ đôi EHP nước và bột (1 cử/ngày) trong suốt vụ nuôi để bảo vệ và ngăn ngừa các bệnh về gan.
EHP nước – Đánh bật vi bào tử trùng (EHP)
EHP bột – Bảo vệ ngăn ngừa các bệnh về gan
- Đối với ao đất: Khi trời mưa thường cuốn phèn xuống ao, nên sử dụng BIO – ALU (1 túi/1000m3 nước) sau khi mưa để ổn định môi trường.
- Ngoài ra, cần thường xuyên thăm – đo – kiểm tra môi trường để có những biên pháp xử lý kịp thời khi tôm xảy ra sự cố.
Thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ hotline 0988 333 444 Hoặc website: ngocvietgroup.com
#NgocVietGroup – Tinhhoathuysan