Xóm Chùa Nhĩ, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

VPĐD Miền Tây: Tỉnh lộ 38, Xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu

0988 333 444

Hỗ Trợ Khách Hàng

Thời gian: 8:00 - 17:00

Thứ 2 - Thứ 7

NUÔI “THUỶ QUÁI” TRONG AO, NGƯỜI PHỤ NỮ MIỀN TÂY THU BỘN TIỀN

Người phụ nữ ở miền Tây nuôi toàn cá quý hiếm trên sông, mỗi năm thu nhập hàng trăm triệu đồng.

6h sáng mỗi ngày, chị Võ Thị Hoa Phụng (34 tuổi) cùng chồng đi tàu từ TP Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long) sang lồng bè nuôi cá quý hiếm của gia đình trên sông Cổ Chiên, phía bờ cù lao An Bình (huyện Long Hồ).

“Hôm nay, tôi xuất bán 400kg cá cóc cho thương lái, với giá 120.000 đồng/kg, để họ đem lên An Giang giao lại cho các nhà hàng, quán ăn”, chị Phụng nói và cho biết, mỗi con cá cóc khi xuất bán đạt trọng lượng 1,3kg.

Chị Phụng là con út trong gia đình có 7 anh chị em. Tốt nghiệp ngành sư phạm và có thời gian gắn bó với nghề giáo nhưng chị Phụng quyết định nghỉ việc để cùng gia đình nuôi cá bè.

Cá cócMỗi con cá cóc lúc xuất bán đạt trọng lượng hơn 1,3kg. Ảnh: Vietnamnet

“Gia đình tôi có truyền thống nuôi cá hơn 20 năm. Trước đây, chủ yếu nuôi cá diêu hồng, nhưng do giá bấp bênh nên khoảng 7 năm gần đây, tôi quyết định chuyển sang nuôi các loài cá quý hiếm, đặc sản”, chị Hoa Phụng chia sẻ.

Chị cũng cho biết, thị trường tiêu thụ các loài cá đặc sản luôn ở mức ổn định, không lo bị “bể chợ” như nuôi cá diêu hồng hay cá tra.

Các loại cá quý hiếm chị Phụng đang nuôi được lấy giống từ Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản nước ngọt Nam Bộ.

Gắn bó với nghề nuôi cá nhiều năm, chị Phụng hiểu rõ tập tính của từng loài. Hiện gần 40 bè của chị Phụng nuôi các loài cá quý hiếm, đặc sản như: cá hô, vồ cờ, trà sóc, mè hôi, cóc…

Cá hôChị Võ Thị Hoa Phụng bắt cá hô trên bè. Ảnh: Vietnamnet

“Mỗi loài hiện tôi có khoảng vài chục tấn cá thương phẩm. Các loài đều có tập tính, mức độ thích nghi với môi trường khác nhau nên quá trình nuôi cần phải theo dõi, chăm sóc sát sao. Đơn cử như cá trà sóc, cá hô nuôi hơn 2 năm mới xuất bán, mỗi con đạt trọng lượng từ 5kg; cá cóc thì khoảng 20 tháng bắt đầu bán cho thương lái”, chị Phụng nói và cho biết thêm, trên bè còn có cá hô khoảng 20kg/con.

Giá cá hô, trà sóc dao động từ 150.000-300.000 đồng/kg; cá cóc, mè hôi khoảng 120.000-130.000 đồng/kg. Thị trường tiêu thụ cá của chị Phụng khắp cả nước. “Hiện nay, ngoài bán cá cho thương lái, nhà hàng, quán ăn… tôi còn bán cho nhiều người mua các loài cá quý hiếm về làm cá cảnh”, chị Phụng nói.

Theo chị Phụng, việc nuôi cá phụ thuộc nhiều vào thời tiết. Những tháng lạnh không nên thả cá giống vì cá gần như không ăn. Sau Tết, thời tiết ấm áp là thời điểm tốt nhất để thả giống.

Cá hô trong ao nuôi của chị PhụngCá hô – loài “thủy quái” sông Mê Kông. Ảnh: Vietnamnet

Chị Phụng cho biết cá có kích thước càng lớn thì thịt càng ngon nên giá trị càng cao. Chị Phụng cho rằng người nông dân để thành công trong nghề nuôi cá đặc sản cần nắm vững kỹ thuật và phải có thị trường trước khi thả giống.

Hiện nay, mỗi năm trừ hết chi phí, chị Phụng thu nhập khoảng 200 triệu đồng từ các bè cá.

 

 

Nguồn: http://vietnamnet.vn/

Leave a Replay

Mạng Xã Hội

Bài Viết Liên Quan

Fanpage

Scroll to Top