Xóm Chùa Nhĩ, Thanh Liệt, Thanh Trì, Hà Nội

VPĐD Miền Tây: Tỉnh lộ 38, Xã Vĩnh Trạch, TP Bạc Liêu, Bạc Liêu

0988 333 444

Hỗ Trợ Khách Hàng

Thời gian: 8:00 - 17:00

Thứ 2 - Thứ 7

GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ KIỂM SOÁT EHP HIỆU QUẢ TRONG AO NUÔI TÔM

Hiện nay ngành nuôi tôm phải đối mặt với nhiều thách thức, chủ yếu liên quan đến sự bùng phát dịch bệnh, đặc biệt là các bệnh về gan, ruột gây thiệt hại nghiêm trọng cho người nuôi… Chính vì thế mà bà con cần có những kiến thức về căn bệnh này để kịp thời có những biện pháp phòng ngừa và kiểm soát hiệu quả.
Trong bài viết này, bà con hãy cùng Ngọc Việt Group tìm hiểu về sự lây nhiễm EHP trên tôm và cách kiểm soát, phòng ngừa bệnh EHP thế nào để mang lại kết quả tốt nhất!

Bệnh do vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei gây ra, là một bệnh quan trọng liên quan đến sự chậm phát triển ở tôm, được coi là một bệnh gây suy giảm miễn dịch, ảnh hưởng đến việc hấp thụ và tiêu hóa thức ăn mà không có những thay đổi về viêm nhiễm. Tuy nhiên, sự đồng nhiễm giữa EHP và vi khuẩn là nguyên nhân gây ra gây ra u hạt làm tăng tính nhạy cảm với bệnh hoại tử gan tụy cấp tính, bệnh này có tỷ lệ tử vong cao, rủi ro lớn cho người nuôi.

Bệnh EHP lây nhiễm trong ao tôm như thế nào?

Bà con cần lưu ý vì bệnh EHP trên tôm có thể lây nhiễm theo nhiều hình thức khác nhau nên bà con cần nắm rõ để phòng tránh ngay từ đầu. Điển hình là ao tôm có thể bị lây nhiễm EHP qua các hình thức sau:

  • Tôm khỏe ăn phải phân có chứa bào tử của tôm bị nhiễm EHP nặng, từ chất lắng tụ hay từ thức ăn sống có nhiễm EHP (như dời, động vật thân mềm, Artemia đông lạnh,…)
  • Hiện tượng ăn thịt đồng loại, khiến tôm khỏe có thể vô tình ăn phải tôm đã nhiễm EHP.
  • Tôm bố mẹ bị nhiễm EHP nhưng không được phát hiện. EHP sẽ lây truyền từ tôm bố mẹ sang tôm con trong trại giống thông qua việc thải phân có chứa bào tử trong bể sinh sản.

Khi bào tử EHP đi vào bên trong tuyến gan tụy của tôm, chúng sẽ:

  • Giải phóng sợi cực và tiêm bào tử ký sinh trùng trực tiếp vào tế bào trong gan tụy.
  • Sau đó bên trong tế bào, các bào tử sẽ tăng sinh. Các bào tử trưởng thành sẽ phát triển và được phóng thích trở lại ruột. Lúc này chúng sẽ làm tổn thương tế bào ruột, ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa.
  • Cuối cùng các bào tử này bong ra và đi ra ngoài theo phân tôm. Tiếp tục trở thành nguồn lây nhiễm cho những tôm chưa mắc bệnh.

Nguyên nhân lây nhiễm EHP có thể từ nhiều nguồn khác nhau và bào tử có thể tồn tại trong môi trường nước, do đó bà con hãy kiểm soát tốt các nguồn lây nhiễm và có biện pháp quản lý chất lượng nước và sức khỏe tôm phù hợp để hạn chế tối đa sự xuất hiện và xâm nhập vi bào tử trùng và cơ thể tôm.

Biện Pháp Phòng Ngừa EHP

Quản lý tôm giống

Xét nghiệm PCR để xác nhận tôm giống không nhiễm bệnh.
Đảm bảo thức ăn tươi sống không nhiễm EHP.

Khử trùng vật dụng

Các vật dụng trong trang trại và ao nuôi phải được khử trùng trước khi sử dụng

Quản lý môi trường và chất lượng nước trước khi thả

Sử dụng lớn hơn 15 ppm KMnO4 (thuốc tím) hoặc lớn hơn 40 ppm Chlorine để bất hoạt các bào tử.
Đối với ao đất có thể dùng vôi CaO với lượng lớn hơn 6 tấn/ha để nâng nhanh pH từ 8 lên đến 11. Ao phải khô hoàn toàn, bón vôi và cày đáy ao ở độ sâu khoảng 10 đến 12 cm, sau đó lấy nước vào vừa đủ ẩm để kích hoạt vôi.
Trước khi thả sử dụng A1 CARE, AS-ONE, SUPER AG, A-KILL liều 500ml/1000m3 nước để tiêu diệt triệt để bào tử EHP, bào tử vi khuẩn hạn chế tối đa mầm bệnh hoại tử gan tụy và EHP trong quá trình nuôi.

Hình 1. Các sản phẩm Diệt Nấm của Ngọc Việt Group

Tăng cường hệ miễn dịch, tạo hàng rào bảo vệ cho tôm bằng cách:

Sau khi thả tôm: Sử dụng các dòng EHP nước tạt liên tục trong 3 ngày đầu 200ml/500-1000m3 nước để ổn định và bảo vệ gan tôm, thích nghi nhanh với điều kiện môi trường nước mới.

Hình 2. Các sản phẩm EHP Nước của Ngọc Việt Group

Sau khi thả dùng kết hợp EHP nước và EHP bột trộn vào thức ăn tôm để ngăn chặn và ức chế sự xâm nhập của vi bào tử trùng. Đồng thời hỗ trợ, phục hồi chức năng gan trên tôm. Khắc phục tình trạng tôm chậm lớn, phân đàn, hao lai rai trong quá trình nuôi.

Hình 3. Sử dụng kết hợp EHP Bột + EHP Nước

  • Trong giai đoạn 20 ngày đầu tiên: EHP nước 3-5ml/kg + EHP bột 5-7gr/kg thức ăn để đảm bảo được gan tôm khỏe, ít biến động.
  • Trường hợp tôm chậm lớn: EHP nước 10 – 15ml/kg thức ăn + EHP bột 5-7gr/kg thức ăn 2 cữ/ngày, cho ăn liên tục 10 – 14 ngày. Để tăng hiệu quả có thể tạt EHP nước 100ml/500m3 nước.
  • Gan yếu, vàng gan, sưng gan, trắng gan, hao lai rai…. Liều 10ml/kg thức ăn+ EHP bột 5-7gr/kg, 2 cữ/ngày, cho ăn liên tục 2 – 3 ngày sẽ thấy tình trạng gan cải thiện rõ rệt.
  • Hạn chế và tiêu diệt vi bào tử trùng trong ao nên sử dụng A1 CARE, AS-ONE, SUPER AG, A-KILL trước khi thả, sau đó 20 ngày tiếp tục sử dụng 1 nhịp và duy trì liều từ 7-10 ngày để kiểm soát tối đa sự xuất hiện của mầm bệnh EHP trong ao nuôi tôm.

Cảm nhận của khách hàng khi sử dụng sản phẩm EHP

Hy vọng với bài viết trên đây Ngọc Việt Group có thể giúp bà con kiểm soát tốt vụ mùa và không còn lo lắng về bệnh EHP trong quá trình nuôi, chúc bà con có một vụ mùa bội thu, thành công mỹ mãn.
Mọi chi tiết thắc mắc trong quá trình nuôi, bà con có thể liên hệ ngay số HOTLINE: 0988.333.444 Hoặc liên hệ Website: Ngocvietgroup.com để được tư vấn và hỗ trợ.

 

#NgocVietGroup – Tinhhoathuysan

Leave a Replay

Mạng Xã Hội

Bài Viết Liên Quan

Fanpage

Scroll to Top